Lái xe gắn máy ở Việt Nam không cần biết luật?
Cập nhật: 24/5/2018 | 3:20:29 PM
Xe gắn máy dưới 50 phân khối không yêu cầu bằng lái xe, vậy những người điều khiển dòng xe này sẽ học luật ở đâu.
Tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi, sức khỏe lái xe tham gia giao thông ghi: "Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cc" không thấy có yêu cầu về bằng lái.
Tôi thấy nhiều người, nhất là các em học sinh "hồn nhiên" điều khiển xe gắn máy hoặc xe đạp điện một cách thiếu ý thức. Trách không được vì theo luật các em đủ tuổi điều khiển xe, nhưng vì không yêu cầu cấp bằng lái nên phần lớn đều không được học luật một cách bài bản cụ thể, có chăng chỉ là truyền miệng hoặc tự rút kinh nghiệm thực tế khi đi đường. Tuy nhiên, có một số trường hợp không may mắn có lần sau để rút kinh nghiệm.
Tình trạng lái xe không bằng lái phổ biến ở nội thị, trong khi tốc độ trong nội thị cho phép tối đa 50-60 km (tùy loại đường) nhưng thực trạng giao thông, có mấy khi các phương tiện có thể đạt tốc độ tối đa, nhất là giờ cao điểm. Vì vậy, trong tình huống này hầu như xe 50 phân khối và 100 phân khối hoặc lớn hơn là như nhau.
Tôi thấy nhiều gia đình cho con trẻ sử dụng xe đạp điện hoặc xe dưới 50 phân khối để đối phó về độ tuổi cũng như vì không yêu cầu bằng lái xe mà quên mất nguy hiểm đang rình rập các em. Sự thiếu hiểu biết của các em có thể dẫn đến nhiều tình huống điều khiển xe liều lĩnh, nguy hiểm tính mạng hoặc là nguyên nhân gây lộn xộn trên đường.
Để tham gia giao thông an toàn tất cả mọi người đều cần biết luật, chứ không phải cứ 16 tuổi là "bỗng dưng" biết luật. Có 450 câu hỏi dành cho sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, nhiều người cầm trên tay bằng lái xe chưa chắc trả lời hết chứ đừng nói đến những người chưa được học bao giờ.
Thiết nghĩ, để có một môi trường giao thông văn minh an toàn hơn, mỗi người sử dụng xe đều cần phải học luật. Có thể không sát hạch lái xe phần thực hành, nhưng cần thiết có chứng chỉ tối thiểu về luật giao thông đường bộ.
(Nguồn Tin: Sưu Tầm)
- Tìm kiếm
- Giúp học sinh hứng thú với môn công nghệ
- Môn công nghệ chậm đổi mới
- Giới thiệu về môn Công Nghệ
- Môn Công nghệ: Góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"
- 8 điều khác biệt lớn của môn Tin học trong chương trình mới
- Suy Nghĩ về việc dạy Tin học
- Tóm tắt dự thảo chương trình môn Tin học