Chọn nghề nghiệp như thế nào để không lo thất nghiệp?
Cập nhật: 25/5/2018 | 4:32:19 PM
Chỉ còn vài tháng chuẩn bị để học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Tuy nhiên, không ít học sinh lớp 12 vẫn chưa chọn được ngành, nghề phù hợp. Hãy cùng chúng tôi dạo qua thị trường lao động để có những nhận định đúng đắn về chọn nghề nghiệp cho tương lai bạn nhé! t
Xu hướng chọn nghề nghiệp năm 2017
Tình trạng thất nghiệp sau khi học đại học đã và đang tác động không nhỏ đến định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 12 sắp bước vào Kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Theo đó, trái với xu hướng của các năm trước thường lựa chọn học đại học, năm nay nhiều thí sinh đã quyết định đi học nghề. tư vấn tuyển sinh trực tiếp
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, tại nhiều địa phương như Điện Biên, Nghệ An, tỷ lệ học sinh thi trung học phổ thông để xét tuyển tốt nghiệp mà không xét tuyển đại học, cao đẳng là khá cao, khoảng 50%. Riêng tại Hòa Bình, con số này lên tới 70%.
Chọn nghề cho tương lai theo năng lực
Căn cứ vào kết quả học tập, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành định theo học là điều hết sức quan trọng. Các bạn nên tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở trường muốn thi vào trong ba năm liên tiếp, từ đó so sánh với lực học của bản thân để xác định khả năng trúng tuyển.
Ngoài ra, bạn cũng có thể khoanh vùng những ngành mình yêu thích và có khả năng trúng tuyển để tự ước lượng, đánh giá để chọn nghề nghiệp cho tương lai theo năng lực.
Chọn nghề theo tính cách, sở thích
Chỉ chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo "mác", theo "nhãn", theo phong trào hay chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác (cha mẹ, bạn bè, người yêu...) là sai lầm mà nhiều bạn học sinh lớp 12 mắc phải. Bởi chỉ thật sự phù hợp với nghề thì bạn mới có cơ hội gặt hái thành công trong nghề đó.
Để xác định bản thân mình phù hợp với ngành nghề nào, bạn nên bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra những ngành, nghề phù hợp nhất để nghiên cứu và loại bỏ dần. Nếu có cơ hội, bạn hãy thử làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách của mình có phù hợp với nghề đó hay không.
Chọn nghề nghiệp theo nhu cầu của thị trường lao động
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước có 900 ngàn cử nhân thất nghiệp, tăng 45 ngàn người so với cùng kỳ năm 2012. Đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm có trình độ đại học cao gấp 3 lần đối tượng thất nghiệp khác.
TS. Vũ Văn Thọ - một nhà nghiên cứu việc làm cho biết, chúng ta đang đào tạo những ngành nghề và kỹ năng nhà trường có chứ không phải đào tạo ngành nghề xã hội cần. Trong số 900 ngàn người thất nghiệp có hơn 72 ngàn người có bằng cử nhân, thạc sỹ (số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội). Tuy nhiên thị trường lao động vẫn đang thiếu người làm đặc biệt ở nhóm có chuyên môn cao trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật.
Còn Thạc sĩ Lê Hồng Khanh, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp y dược sĩ Hà Nội dự đoán, vài năm tới xu hướng người đi học trung cấp để chuyển đổi ngành sẽ còn gia tăng nếu vẫn đào tạo đại học tràn lan như hiện nay.
"Hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là một thực tế cảnh tỉnh học sinh. Những em không đủ sức học đại học thì có thể đi học nghề hoặc chọn đường khác, đừng nhất thiết đổ xô đi đại học để rồi lại giấu bằng đi học trung cấp hoặc làm công nhân. Tấm bằng đại học giờ không còn là cần câu cơm hữu hiệu như nhiều năm trước", ông Khanh khuyến cáo thêm.
Giờ bạn đã biết chọn nghề nghiệp như thế nào để không lo thất nghiệp chưa? Nếu đã biết thì hãy tham khảo các ngành đào tạo của các trường uy tín như:Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, Cao đẳng Y tế Hà Nội… để chọn nghề nghiệp phù hợp cho thương lai nhé!
(Nguồn Tin: Sưu Tầm)
- Tìm kiếm
- Giúp học sinh hứng thú với môn công nghệ
- Môn công nghệ chậm đổi mới
- Giới thiệu về môn Công Nghệ
- Môn Công nghệ: Góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông
- Tin học sẽ là môn "bắt buộc, có phân hoá"
- 8 điều khác biệt lớn của môn Tin học trong chương trình mới
- Suy Nghĩ về việc dạy Tin học
- Tóm tắt dự thảo chương trình môn Tin học